Chùa Liên Phái là một di tích văn hóa lịch sử quan trọng nằm tại quận Hai Bà Trưng, thủ đô Hà Nội. Nơi đây là tổ đình của Thiền phái Liên Tông.
Chùa Liên Phái - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Liên Phái là một di tích văn hóa lịch sử quan trọng nằm tại phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, thủ đô Hà Nội. Nơi đây là tổ đình của Thiền phái Liên Tông. Liên Phái là tên của chùa từ năm 1840, trước đó chùa có tên là Liên Hoa rồi Liên Tông.

Chùa Liên Hoa được dựng lên sau khi Trịnh Thập (có tài liệu ghi là Trịnh Hợp) (1696 – 1733) – là cháu nội Chúa Trịnh Căn và là con rể vua Lê Hy Tông (Trịnh Thập lấy người công chúa thứ 4) phát hiện một ngó sen sau khi đào đất ở gò cao sau phủ (phường Hồng Mai, sau đổi tên thành Bạch Mai) để xây bể cạn. Trịnh Thập cho rằng đây là dấu hiệu của Phật và tin rằng mình có duyên với đạo. Vì vậy, Trịnh Thập quyết định chuyển phủ của mình thành chùa Liên Hoa, đồng thời theo đạo Phật, trở thành Lân Giác Thượng Sỹ trụ trì trong chính ngôi chùa này.

Theo tấm bia đá khắc năm Tự Đức thứ 10 (1857) hiện còn ở chùa, chùa được xây dựng vào năm Bảo Thái thứ 7 (tức 1726). Năm 1733, Trịnh Thập (lúc đó mới 37 tuổi) mất và được chôn cất trong Tháp Cứu Sinh xây ở chính nơi tìm thấy ngó sen. Sau đó, chùa được đổi tên thành chùa Liên Tông. Đến năm 1840, chùa được đổi tên thành Liên Phái như hiện nay vì kiêng huý vua Thiệu Trị.

Chùa đã được tu sửa nhiều lần, đợt sửa chữa lớn nhất vào năm Ất Mão (1855) sửa nhà tổ, nhà tăng, hành lang, tả hữu, tô tượng Phật, phải mất 6 năm liền mới hoàn thành. Đến năm Kỉ Tị (1869) Thiền sư Thanh Minh – Hiệu Lạc Sơn đã chủ trì việc trùng tu “xây thêm gác chuông, phía trước có tháp Cửu Phẩm, có nhà bia, phía sau có đồi vườn tháp xây tường bốn bên – Trước sau cõi Phật trang nghiêm rực rỡ”.

Trước cổng chùa là ngôi tháp Diệu Quang cao 10 tầng có hình lục lǎng. Có hai hồ rộng ở hai bên cổng chùa. Trong chùa, có một sân rộng, nhà bái đường và khu tam bảo là nơi thờ Phật. Nhà tổ cách khu tam bảo một sân nhỏ. Ngoài ra, chùa còn có nhà bia với 34 tấm bia ghi sự tích và lịch sử của chùa cũng như tên những người đóng góp công đức.

Phía sau chùa là khu vườn tháp với 9 ngôi tháp xây thành 3 hàng trên một gò đất cao lần lượt có 2, 5 và 2 ngôi tháp. Ở hàng giữa có tháp Cửu Sinh xây bằng đá – đây là ngôi tháp cổ nhất trong nội thành Hà Nội. Khoảng năm 1890, người ta còn xây dựng một ngọn tháp cao 9 tầng có kiến trúc rất đẹp trong chùa.

Tháp Cửu Sinh
Tháp Cửu Sinh

Chùa Liên Phái và tháp Cửu Sinh đã trên 250 tuổi. Đây là ngôi tháp cổ nhất trong khu vực nội thành Hà Nội. Quy mô hiện nay của chùa không khác mấy so với lần sửa chữa giữa thế kỷ thứ 19.
Chùa Liên Phái Hà Nội đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào ngày 28-4-1962.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Thế Cờ bạch dương nam nên yêu cung nào phong thủy chùa cự giải bọ cạp song ngư treo chuông gió đúng vị trí tu vi Ý nghĩa nốt ruồi trên đường chỉ thúy nhân tướng شبكة الشيعة العالمية bán xà đơn trong nhà Doanh nhân tuổi Mùi xem tướng gà chọi má ¹ vat cung hoàng đạo khi yêu mắt lồi tướng số nhãƒæ nho cách đặt tên cho cửa hàng thời trang sao thiên mã bị nhốt cung hoàng đạo hay nói dối Gi cây tài lộc bằng tiền 12 điều kiêng kỵ cho nhà bếp Thúy 20 ghế tantra la gi nguyên tắc dưỡng sinh bi Tình yêu của 12 cung hoàng đạo trong cách cúng rằm tháng 7 tại nhà ty chúa Giê su hoテ ツコ mộc thần không đủ bếp điện từ Sao THÁI DƯƠNG tả ao hiện diện thể nhân là gì thu sơn Sao Thiên La tổn thương tử vi tuổi Dậu bua Nam La Hầu nữ Kế Đô dáng người dễ sinh con xem tử vi Tiền xu phong thủy giúp tăng các nhóm máu các vật cát tường cung song ngư và bạch dương có hợp nhau